Sôi động giá BĐS Cầu Giấy nhờ “Nhất cận thị nhì cận ga tàu điện"

BĐS Cầu Giấy lọt vào tầm ngắm của các “đại gia” BĐS
Thời gian vừa qua, thông tin về việc mở rộng dự án đường sắt trên cao đoạn Nhổn – ga Hà Nội, có chiều dài xấp xỉ 12,5km, trong đó đoạn trên cao dài 8,5km và đoạn đi ngầm dài 4km đi theo hướng tuyến cụ thể: Đoạn từ Nhổn đến đường vành đai 3 đi trên cao, theo QL32, đoạn tuyến đi qua huyện Từ Liêm: Đoạn từ đường vành đai 3 đến đường vành đai 2 đi trên cao, lồng ghép với các đường Xuân Thủy - Cầu Giấy,… đã làm nức lòng không ít các nhà đầu tư. 

Trước đó, khu vực Cầu Giấy được coi là nơi có giá bất động sản (BĐS) sụt giảm khá mạnh, mức giảm lên tới 25-30% so với thời điểm quý 4/2011. Đơn cử như dự án Keangnam Landmark Tower hiện có nhiều căn hộ được chào bán chỉ ở mức 1.900 – 2.100 USD/m2 (tương đương 40-43 triệu đồng/m2)  giảm 200 – 300 USD so với mức giá 2.300-2.400USD/m2 (tường đương 47-49 triệu đồng/m2) thời điểm đầu năm 2012. 

Tuyến đường sắt đô thị trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có thể khởi hành vào năm 2020, dự kiến đi qua nhiều điểm khác nhau trong thành phố sẽ được kết nối trực tiếp với khu trung tâm thương mại của Discovery Complex tại Ga số 7


Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá đất tại huyện Từ Liêm cũng như giá BĐS các khu vực xung quanh đang rục rịch tăng giá một cách lạ thường, đặc biệt, nhiều dự án tầm cỡ đã bắt đầu mọc lên, khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) vốn đã đắt đỏ nay lại rơi vào tầm ngắm của không ít các “đại gia” chuyên “săn” địa ốc. 

Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót tiền vào xây dựng các dự án với kỳ vọng vào một viễn cảnh tăng giá của BĐS vào một ngày không xa.

Ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Đô TCI, chủ đầu tư của dự án Discovery Complex cho biết: “Chúng tôi chọn Cầu Giấy để đầu tư xây dựng Discovery Complex vì nó nằm trên trục quốc lộ 32, con đường huyết mạch cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần trung tâm Mỹ Đình sầm uất, hứa hẹn mang lại cuộc sống tiện lợi cho cộng đồng tương lai. 

Hơn nữa, tuyến đường sắt đô thị trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có thể khởi hành vào năm 2015, dự kiến đi qua nhiều điểm khác nhau trong thành phố sẽ được kết nối trực tiếp với khu trung tâm thương mại của Discovery Complex tại Ga số 7. Đây là mô hình phát triển cơ sở hạ tầng đã được áp dụng và triển khai thành công tại nhiều nước trên thế giới”. 

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cũng thừa nhận: “Việc làm các tuyến đường trên cao là vô cùng cần thiết. Tại Bangkok, nơi tôi đã đến, tất cả nhà hàng, khách sạn, khu chung cư đều có chỗ đỗ xe ngầm/nổi/trên cao. Tại sân bay quốc tế, tòa nhà đỗ xe trên cao rộng đến kinh ngạc…”

Năm 1999, Bangkok khai trương 2 đường sắt trên cao, đi qua hầu hết các điểm thăm quan tại Bankok, đây là phương tiện đi lại phổ biến nhất dành cho người dân địa phương lẫn du khách. Vào những năm 2000, hệ thống đường trên cao nối trung tâm Bankok ra bên ngoài, tạo thành những vành đai bao quanh thành phố đã hình thành. 

“Có lẽ, chính vì vậy mà người Bangkok có năng suất lao động cao hơn, tốc độ giao thương lớn hơn và nhu cầu đi lại lớn hơn rất nhiều ở Hà Nội. Và mặc dù dân số của 2 thành phố này tương đương (Bangkok dân số 6,5 triệu người) và diện tích của Bangkok chỉ bằng non nửa Thủ đô ta (1.568,7 km2) nhưng tốc độ phát triển kinh tế của Bankok cao hơn Hà Nội gấp 10 lần (từ năm 2005, Bangkok đã chiếm 43% tổng GDP cả nước, đạt 72,5 tỷ USD)” – kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết.

Trong quảng cáo bất động sản, các nhà kinh doanh đã đặt ra cho khách hàng tiềm năng những câu hỏi: Bạn đang sống trong một thành phố năng động nhất Châu Á nhưng bạn có trở ngại là đi lại ách tắc vào giờ cao điểm? Nếu ngôi nhà của bạn nối với văn phòng làm việc/cơ sở kinh doanh của bạn bằng một tuyến đường nhanh chóng/an toàn/ tiện lợi… thì bạn có cần phải đắn đo khi mua nó với giá cao không?”.

Giá BĐS tăng nhờ “Nhất cận thị nhì cận nhà ga tàu điện”

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Tàu điện, tàu điện trên cao, các tuyến xe buýt nhanh… chắc chắn sẽ mang lại diện mạo mới cho các đô thị. Không chỉ vậy các cơ sở hạ tầng này có thể làm tăng giá trị BĐS, chắc chắn có những tác động rõ nét đến thị trường địa ốc nói chung và phân khúc nhà ở, nhà cho thuê và thương mại nói riêng.

“Chúng ta có quyền hi vọng viễn cảnh BĐS trong những năm tới có thể tốt hơn… Đặc biệt, những dự án ở điểm nút của tàu điện ngầm chắc chắn có lợi thế nhiều hơn là toàn thành phố, mức độ thích thú của mọi người đổ dồn vào khu vực này sẽ cao hơn. Người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư có thể tính tới chuyện mua, thậm chí, giá cao hơn nhiều các khu vực khác, họ cũng chấp nhận – đó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra”. 

Những dự án ở điểm nút của tàu điện như Discovery Complex chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các địa điểm khác trong thành phố.


Lý giải cho giá bất động sản tăng khi gần các nhà ga tàu điện, tàu điện trên cao hay xe buýt nhanh, đứng ở góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng: Thông thường đây là khu vực dễ tiếp cận nhất, dễ hoạt động thương mại, dễ cho thuê lại.... 

Ở một góc độ khác, các nhà xã hội học lại giải thích: đó là thời gian mà mỗi người phải chi trả để di chuyển trên đường, từ nhà đến cơ quan, đến khu mua sắm, đến khu giải trí và ngược lại. Thời gian chi trả cho việc di chuyển này càng ít, thì thời gian dành cho gia đình và nghỉ ngơi càng nhiều.

Tại Hà Nội, tuyến tàu cao tốc trên cao Nhổn đến Cát Linh, với nhà ga kết nối trực tiếp với dự án Discovery Complex có lẽ sẽ là trường hợp đầu tiên để chúng ta chiêm nghiệm những nghiên cứu từ năm 1846 từ London hay từ năm 2008 ở Thượng Hải về mối liên hệ nhất cận thị nhì cận ga tàu điện…

 
0904.420.889
Floating Image X